Kinh nghiệm Outdoor

4 nguyên tắc giúp xác định phương hướng khi đi rừng, leo núi

 

Bài viết cung cấp 4 nguyên tắc xác định phương hướng cơ bản dùng  trong leo núi, đi rừng, đặc biệt trong những trường hợp sinh tồn cần thiết. 

  1. Sử dụng la bàn để xác định phương hướng
  2. Lợi dụng mặt trời để định phương hướng 
  3. Lợi dụng mặt trăng để xác định phương hướng
  4. Xác định phương hướng nhờ thực vật trong rừng

Nguyên tắc 1: Sử dụng la bàn để xác định phương hướng

Sử dụng là bàn là cách đầu tiên được nhắc đến bởi nó dễ dàng thực hiện và có thể được chuẩn bị kỹ từ trước. 
Tuy nhiên ở bất kỳ cách xác định phương hướng nào thì bạn cần phải biết "ở hướng nào có cái gì", hoặc đơn giản như hướng nào để ra khỏi rừng.
 

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng la bàn để xác định phương hướng:

  • Để la bàn cân bằng: Nhằm tăng tính chính xác của la bàn, một số la bàn sẽ có bọt thuye giúp bạn dễ dàng xác định xem mình đã đặt la bàn cân bằng chưa.
  • Sử dụng la bàn tránh xa các loại kim loại: Để la bàn chính xác chúng ta nên tránh xa các vật dụng kim loại bởi la bàn có nam châm nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các đồ vật bằng kim loại đặc biệt là kim loại sắt. Vì vậy trước khi xem la bàn bạn nên tháo hết các loại đồ trang sức được làm bằng kim loại như nhẫn, dây chuyền, vòng tay, thắt lưng hay thậm chí là cả điện thoại để tránh khiến cho kim bị lệch hướng chỉ sai vị trí.
  • Không sử dụng la bàn những nơi gần lửa: Lưu ý thứ hai là không nên để nam châm ở gần lửa bởi sự hoạt động của lửa sẽ khiến cho nam châm mất đi từ tính và điều này cũng gây nên sự lệch số ở kim nam châm, cho kết quả sai.
  • Đối với những vùng chịu ảnh hưởng của từ trường thì không nên sử dụng la bàn để xác định phương hướng, trường hợp này cần xem xét sử dụng các phương pháp khác

Có thể sử dụng Smartphone hay GPS thay cho la bàn, nhưng những dụng cụ này cần pin để vận hành nên tốt nhất hãy chuẩn bị một chiếc la bàn nhé!

Nguyên tắc 2: Lợi dụng mặt trời để định phương hướng 


1. Quan sát mặt trời

  • Sáng: Mặt trời mọc ở hướng Đông.
  • Chiều: Mặt trời lặn ở hướng Tây.
  • Giữa trưa: Mặt trời đứng bóng.

Nhưng đó chỉ là cách xác định cơ bản và thiếu chính xác, nếu muốn biết chính xác bạn nên trang bị những kiến thức xác định sau:
thực tế, vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định mà thay đổi theo chu kỳ: Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí.

  • Những ngày Hạ Chí (mùa Hè) thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc.
  • Những ngày Đông chí (mùa Đông) thì Mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam. Giữa trưa, Mặt trời không đứng bóng mà lại chệch về hướng Nam, lúc đó bóng của vật sẽ đổ về hướng Bắc

Tuy nhiên cách này có độ chính xác không cao cũng như thiên về lý kiến thức lý thuyết quá nhiều. 

2. Sử dụng đồng hồ có kim chỉ giờ


Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt trời mọc và lặn đối với Trái Đất, tạo thành một đường tròn xung quanh Trái Đất, trong 24 tiếng đồng hồ. Kim giờ của đồng hồ thì quay một vòng tròn trong 12 giờ, nghĩa là trong cùng một thời gian, kim đồng hồ vạch cung lớn hơn 2 lần.
 

Nếu vị trí của bạn ở Bắc bán cầu:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn đặt đồng hồ kim trong lòng bàn tay hoặc đeo lên cổ tay sao cho mặt đồng hồ hướng lên trên và song song với mặt đất.
  • Bước 2: Sau đó bạn xoay người sao cho kim giờ đồng chỉ về phía mặt trời.
  • tips:Mẹo: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh kim đồng hồ chĩa về hướng mặt trời, bạn có thể cắm một cây gậy (nhỏ, hẹp) vuông góc với mặt đất và đánh dấu vị trí đỉnh bóng của gậy bằng viên đá. Sau đó bạn hãy kẻ một đường thẳng từ viên đá tới gốc gậy (vị trí gậy giao với mặt đất). Tiếp theo, bạn đặt đồng hồ sao cho kim giờ nằm song song với đường thẳng bạn vừa kẻ và kim giờ hướng về cây gậy.
  • Bước 3: Bạn hãy vẽ một đường thẳng đi qua tâm đồng hồ, sao cho đường thẳng này chia đôi góc được tạo bởi kim giờ và đường nối tâm đồng hồ với số 12 (mốc số 12 giờ) trên mặt đồng hồ. Đường thẳng này sẽ chỉ hướng Bắc - Nam (N - S).

    Nếu bạn không xác định được đâu là hướng Bắc, đâu là hướng Nam thì bạn chỉ cần nhớ mặt trời mọc phía Đông và lặn phía Tây. Ở Bắc bán cầu, hướng Nam sẽ nằm giữa số 12 và kim chỉ giờ.

Nếu vị trí của bạn ở Nam bán cầu

  • Bước 1: Tương tự cách xác định phương hướng ở Bắc bán cầu, bạn cần đặt đồng hồ trong lòng bàn tay hoặc đeo lên cổ tay sao cho mặt đồng hồ hướng lên trên và song song với mặt đất.
  • Bước 2: Bạn xoay người sao cho hướng số 12 (mốc số 12 giờ) chỉ về hướng mặt trời
  • Bước 3: Bạn vẽ một đường thẳng đi qua tâm đồng hồ, sao cho đường thẳng này chia đôi góc tạo bởi kim giờ và đường nối tâm đồng hồ với số 12 trên mặt đồng hồ. Đường thẳng này sẽ chỉ hướng Nam - Bắc.


Nếu bạn không xác định được đâu là hướng Bắc, đâu là hướng Nam thì bạn chỉ cần nhớ mặt trời mọc phía Đông và lặn phía Tây. Ở Nam bán cầu, hướng Bắc sẽ nằm giữa số 12 và kim chỉ giờ.

 

 

Lưu ý:
- Ở Nam bán cầu, hướng Bắc sẽ nằm giữa số 12 và kim chỉ giờ.
- Nếu bạn sử dụng đồng hồ có chỉnh giờ theo quy ước giờ mùa hè hay giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày, bạn hãy dùng số 1 giờ thay cho số 12 giờ ở bước 3 nhé.
- Phương pháp này chỉ áp dụng cho đồng hồ kim, không áp dụng cho đồng hồ điện tử. Đồng hồ kim của bạn cần chạy chính xác và phương pháp này có sai số, do đó phương hướng xác định chỉ mang tính tương đối.


3. Sử dụng bóng mặt trời
Cách làm như sau:

Chuẩn bị một cây gậy,  và vài viên đá để đánh dấu

Bước 1: Chọn 1 nơi bằng phẳng, không rậm rạp, chuẩn bị: 1 gậy cao khoảng 0,5- 1m, 2 hòn đá.

Bước 2: Đóng cọc thẳng đứng và xác định bóng của cọc, đặt hòn đá thứ 1 tại đỉnh bóng và đánh dấu "hướng Tây"
Bước 3: Chờ khoảng 20 - 30 phút, đỉnh bóng của gậy sẽ di chuyển sang vị trí mới, dùng hòn đá còn lại đánh dấu "hướng Đông"
Bước 4: Nối 2 điểm lại, bạn được đường chỉ hướng Tây-Đông

P/s: Là mẹo nên sai số là không thể tránh khỏi, trang bị để sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, tốt nhất vẫn nên có sự chuẩn bị kỹ trước mỗi chuyến đi và nhớ chuẩn bị la bàn nhé!

Nguyên tắc 3: Lợi dụng mặt trăng hoặc sao hôm để xác định phương hướng


1. Mặt trăng
 

Ban đêm nếu có trăng, thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng. Do Mặt Trăng cũng nằm trên đường Hoàng Đới, nên dường như nó cũng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây giống như Mặt Trời. Nhưng Mặt Trăng lại khác Mặt Trời ở chỗ: lúc thì tròn lúc thì khuyết, nên việc xác định phương hướng cũng khác đôi chút. Dân gian ta có câu:

  • Đầu trăng trăng khuyết ở Đông.
  • Cuối trăng trăng khuyết ở Tây.
  • Hoặc đơn giản hơn có thể nhớ:
  • Đầu tháng Tây trắng.
  • Cuối tháng Tây đen.

(Tây ở đây là Hướng Tây)

Tứclà ta căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm Lịch (từ mùng 1 Âm Lịch đến mùng 14 Âm Lịch) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông.

Ngày Rằm, suốt đêm quan sát thấy ánh trăng tròn sáng vằng vặc trên bầu trời. Ta có thể dùng “Phương pháp Owen Doff” để xác định phương hướng cũng được.
Còn vào khoảng những ngày sau rằm Âm Lịch (từ mùng 17 đến mùng 30) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Tây.

2. Sao hôm

Sao Hôm và sao Mai thực ra chỉ là một. Nó chính là Kim Tinh (Venus). Một hành tinh thứ hai gần Mặt Trời trong Thái Dương Hệ của chúng ta
Bởi vì nó rất gần Mặt Trời cho nên từ Trái Đất nhìn tới, ta thấy nó rất sáng và thường xuất hiện “gần gũi” với Mặt Trời vào những lúc hừng sáng và chập tối.
Lúc Kim Tinh mọc vào khoảng chập tối (sau khi Mặt Trời vừa lặn xong), nó được gọi là Sao Hôm, vị trí ở hướng Tây.
Và khi Kim Tinh mọc vào lúc hừng sáng(trước khi Mặt Trời mọc),nó được mọi người gọi là Sao Mai, vị trí là ở hướng Đông.

Nguyên tắc 4: Xác định phương hướng nhờ thực vật trong rừng

Nếu như không có la bàn, không có Mặt Trời cũng như không có Mặt Trăng… thì ta đành phải sử dụng một số phương pháp cổ điển của một số người dân đi rừng như. Tuy mức độ chính xác không cao, nhưng cũng phần nào giúo cho người lạc lối yên tâm và bình tĩnh và tìm được lối về.

  • Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông, do đó nó mới có tên là Hướng Dương (hướng về Mặt Trời mọc)
  • Các hình dạng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt Trời.
  • Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới rêu sẽ mọc hướng Bắc.
  • Bụi cây phát triển mạnh trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc cây có nhiều phân chim là hướng Tây Nam.
  • Lá của thân cây lớn (thân cây nếu bị cắt ngang) sẽ chỉ về hướng Bắc.
  • Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông thường bay về hướng Nam di trú, mùa Hè thường bay về hướng Bắc
  • Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.
  • Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).
  • Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam

Chưa có sản phẩm