Kinh nghiệm Outdoor

Hướng dẫn vệ sinh giày leo núi - trekking

huong dan cach ve sinh giay leo nui giat giay trekking
 
 
Vệ sinh giày đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ giày của bạn - giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc mua giày mới, hay đơn giản là bạn muốn đôi giày của mình sạch sẽ, tươm tất, vì nó đã đồng hành và có kha khá kỷ niệm với bạn. Việc vệ sinh giày leo núi, trekking cũng tương tự như một đôi giày thể thao thường, tuy nhiên tùy vào thiết kế, chất liệu và đặc tính của đôi giày mà việc vệ sinh này có những điểm đặc biệt. Cụ thể từng giai đoạn như sau:
 
  1. Giặt sạch 
  2. Phơi khô
  3. Chăm sóc giày
  4. Một số mẹo vệ sinh giày
 
huong dan cach ve sinh giay leo nui giat giay trekking 01

1. Giặt sạch

Việc giặt giày là điều bắt buộc phải làm sau mỗi chuyến đi. Vì sau những hành trình, ít thì giày bạn sẽ bám bụi, nhiều hơn là đất, bùn,.... bám đầy quanh giày. Đôi khi bám một chút bụi đường sau hành trình sẽ làm đôi giày của bạn trông thật chất, thật bụi bặm - mặc dù bạn rất hài lòng với tạo hình đó của đôi giày nhưng điều đó sẽ làm đôi giày của bạn nhanh cũ, giảm tuổi thọ giày, thậm chí là hư hỏng, và có thể có cả mùi. 
 
  • Hãy bắt đầu bằng việc lấy bùn đất bám trên thân đôi giày, bằng cách đập nhẹ đôi giày, hoặc dùng vật gì đó để cạy chúng ra (Nếu giày bạn không bám bùn thì bỏ qua đoạn này nhé!)
  • Tiếp đó hãy làm sạch bụi đất, cây cỏ, sỏi vô tình dính vào rãnh ở đế giày. Việc này giúp duy trì độ bám của giày, bởi sự đóng bám của bụi đất ở các rãnh đế giày sẽ lấp mất phần gai - bộ phận hỗ trợ bám của một đôi giày trekking, leo núi. 
  • Sau đó sử dụng bàn chải có độ cứng trung bình, nước, và chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch bên ngoài giày. Hạn chế sử dụng những chất tẩy rửa mạnh, vì nó sẽ ảnh hưởng đến keo, nếu giày bạn là giày chống thấm hoặc giày da thì lại càng phải hạn chế sử dụng những loại chất tẩy rửa mạnh.
  • Đừng quên tháo dây giày và miếng lớt giày để vệ sinh những phần bàn chải khó chạm tới, và để giặt riêng dây giày để đảm bảo nó sạch nhé!
 
Với một đôi giày leo núi thì bạn cần làm sạch bụi bẩn, bùn đất bên ngoài. Còn thứ cần làm sạch ở bên trong là mồ hôi và mùi. Bạn có thể ngâm giày một thời gian ngắn, sau đó sử dụng xà phòng tẩy rửa nhẹ, có mùi thơm dễ chịu để vệ sinh phần trong của giày. 
 
huong dan cach ve sinh giay leo nui giat giay trekking giat sach ben ngoai
 
huong dan cach ve sinh giay leo nui giat giay trekking lam sach ben trong
 

2. Phơi khô

Cách tốt nhất để phơi khô giày là hãy đề giày khô ở nhiệt độ thường, hoặc phơi dưới ánh nắng dịu có gió. Đối với giày được làm từ nguyên liệu đặc biệt như da thì việc tác dụng nhiệt sẽ làm giảm tuổi thọ của giày, nên nếu sử dụng 1 đôi giày da, hau giả da thì nên lưu ý vấn đề này nhé!
  • Phơi khô giày từng phần sẽ giúp giày nhanh khô nhất là phơi giày theo từng phần. 
  • Nếu muốn giày nhanh khô có thể sử dụng giấy hoặc khăn nhét vào bên trong để hút bớt nước, sau đó phơi ở điều kiện thường. 
  • Lưu ý nên để giày ở những nơi thoáng gió, không để giày hay phơi giày ở những nơi hầm bí, kín gió.
Đó là phơi giày ở nhà, vậy lỡ giày bị ướt khi đang đi trekking thì phải làm sao. Hãy tìm hiểu mẹo phơi giày nhanh khô trong những chuyến leo núi, trekking nhé!
 
huong dan cach ve sinh giay leo nui giat giay trekking phoi giay
 

3. Chăm sóc giày

Cleaner: Dung dịch làm sạch giày. 
Dung dịch này được sử dụng ở bước 1, tức là thay vì sử dụng xà phòng để giặt giày bạn có thể sử dụng dung dịch làm sạch giày chuyên dụng này. Những loại giày da, giả da thì khuyến khích sử dụng dung dịch Cleaner để bảo vệ giày tốt hơn. Tuy nhiên dung dịch này chỉ sử dụng với những vết bẩn bám trên giày, còn về bùn đất thì bạn phải làm sạch trước nhé! - Hoặc để tiết kiệm thì bạn có thể sử dụng xà phòng và bỏ qua loại dung dịch này. 
 
Conditioner: Dung dịch dưỡng ẩm, làm mềm giày - Thường sử dụng với giày da, hoặc giả da.
Ta phát hiện những vết nứt trên bề mặt da, da giày khô hơn bình thường. Đây là lúc bạn cần sử dụng dung dịch làm mềm giày Conditioner. Cách sử dụng như sau:  Sau khi giặt giày, để ráo nước một chút, t hấm dung dịch vào khăn mềm, sau đó lau đều lên phần da giày. Không chỉ có tác dụng làm mềm các vết nứt, mà còn giảm nguy cơ bị cứng giày khi sử dụng lâu.
 
Dung dịch phục hồi chống thấm
Dung dịch này chỉ sử dụng được cho giày da có chống thấm hoặc giày chống thấm (Không có tác dụng với giày lội suối thoát nước, hay giày thường không có trang bị chống thấm sẵn)
Nói cách khác thì đây là dung dịch phục hồi chống thấm, khi giày da của bạn không còn đọng nước thành giọt khi nước rơi vào, đôi giày chống thấm ẩm nhanh chóng khi mắc mưa. Sau chuyến đi này cũng là lúc bạn phải sử dụng dung dịch phục hồi chống thấm. Cách sử dụng chỉ cần xịt đều lên bề mặt giày. 
 
huong dan cach ve sinh giay leo nui giat giay trekking xit chong tham
 

4. Một số mẹo vệ sinh giày

Một số mẹo và lưu ý khi vệ sinh giày:
  • Hãy làm sạch bùn đất trên đôi giày của bạn thường xuyên trên hành trình, dừng nên mang hết chúng về nhà. Một cách khá hiệu quả là để làm sạch bùn đất là nhúng sơ chúng qua nước (ở những con suối), rồi dùng cây hoặc đá để gỡ bùn ra. 
  • Nếu có nấm mốc trên giày bạn có thể xử lý bằng cách pha cồn hoặc giấm pha loãng với nước ấm. Sau đó dùng vải mềm, mịn thấm dung dịch đã pha trên và lau những vết nấm trên giày. Sau đó để cho giày khô tự nhiên. 
  • Hạn chế sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, đặc biệt không sử dụng xà phòng dùng cho giặt máy để giặt giày da, giày chống thấm. 
  • Hãy đảm bảo giày của bạn sạch xà phòng sau khi giặt xong, đảm bảo không còn xà phòng trong các thớ vải.
  • Sử dụng bàn chải có độ cứng trung bình đến mềm, không sử dụng bàn chải quá cứng để làm sạch giày
  • Nếu muốn mua dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng, hay dung dịch dưỡng ẩm - làm mềm giày hãy lựa chọn dựa trên chất liệu làm đôi giày của bạn, đọc mô tả sản phẩm trước khi mua và xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 
  • Nếu muốn giày nhanh khô hơn ở điều kiện thường bạn có thể dùng quạt thay vì dùng máy sấy.
 
huong dan cach ve sinh giay leo nui giat giay trekking meo ve sinh giay

Chưa có sản phẩm