Kinh nghiệm Outdoor

Tìm nước giữa rừng - Kỹ năng sinh tồn cơ bản

 
Có 2 hướng cở bản để có nước sạch sử dụng trong điều kiện sinh tồn.
  1. Trường hợp có nguồn nước từ hồ, sông, suối
  2. Không có hoặc không tìm được nguồn nước từ hồ, sông, suối,...
 

1. Trường hợp có nguồn nước từ hồ, sông, suối

 
Trong trường hợp này thì tương đối đơn giản, chỉ cần sử dụng lọc nước chuyên dụng hoặc lục bằng vải/ khăn rồi đun sôi để uống. 
Dụng cụ lọc nước được ứng dụng khi bạn gặp nguồn nước ngọt. Sử dụng dụng cụ lọc nước để lọc đi phẩn cặn bẩn trong nước đồng thời loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho đường ruột, hệ tiêu hóa. Nước qua lọc có thể sử dụng uống trực tiếp mà không cần phải tiến hành đun sôi lại. 
 
Có nhiêu loại lọc nước với những công suất lọc khác nhau vì dụ như:
 
loc-nuoc-sinh-ton-lo-nuc-leo-nui-sawyer he-thong-loc-nuoc-sinh-ton-lo-nuc-leo-nui-sawyer

Lọc nước du lịch Mini Sawyer - 0.1 Micron Absolute Filtration

Thích hợp sử dụng cá nhân, hoặc nhóm ít người

Bộ lọc nước Sawyer all in one - 0.1 Micron Absolute Filtration

Với công suất lọc lớn hơn có thể sử dụng cho nhóm nhiều người.

Bộ lọc nước du lịch Sawyer Purifier Bucket Adapter System - 0.02 Micron Absolute Filtration

Kích thước lỗ lọc nhỏ, công suất lọc lớn hơn có thể sử dụng cho nhóm nhiều người

 

Nếu không có dụng cụ lọc nước chuyên dụng thì bạn có thể tự tạo ra nó với một cái chai hoặc ống tre và những vật liệu cơ bản có thể tìm thấy trong rừng, tuy nhiên cách này chỉ lọc được cặn bẩn chứ không loại bỏ được vi khuẩn gây hại nên nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu thì sau khi lọc cần khủ trùng bằng cách đun sôi nước trước khi uống. 

Sau đây là một mô hình lọc nước gợi ý:
 
 
  Đầu tiên tìm một cái chai hoặc ống tre,.. hay bất kỳ thứ gì tương tự, sau đó tiến hành đục nhiều lỗ nhỏ ở phía đáy.
 
 Tiếp đó lót vải hoặc sử dụng cỏ nhét xuống phần đáy
 
 Lớp thứ 2 là một lớp mỏng cát mịn sạch
 
 Nếu có thể bạn cho vào tiếp một lớp than hoạt tính. Than hoạt tính có thể tạo ra bằng cách đun các loại gỗ cứng như gáo dừa, gộc tre trúc. Cắt vụn các loại gỗ này và đốt vừa đủ trong lửa cho đến khi bở bột. Đập vụn ra và làm lớp lọc tiếp theo. Loại than này gần được coi là than hoạt tính.
 
 Tiếp đó là lớp cát thô sạch và cuối cùng là sỏi.
 
Trong trường hợp không có than hoạt tính bạn có thể sử dụng một lớp cát dày đan xen với lớp sỏi để lọc tuy nhiên hiệu quả lọc không cao.
 
Với một đất nước có hệ thống sông ngòi dày đặc như Việt Nam thì xác xuất bắt gặp một con sông, con suối trong hành trình là không khó. Có thể con suối ấy sẽ nằm trong hành trình đã được lên kế hoạch trước, hoặc nếu không bắt gặp bất kỳ nguồn nước nào trên đường đi các bạn có thể xem tiếp trường hợp thứ hai hoặc đi tự bạn đi tìm nguồn nước - nhưng nó lại là một câu chuyện khác khó và nguy hiểm hơn rất nhiều. 
 

2. Trường hợp KHÔNG TÌM ĐƯỢC nguồn nước từ hồ, sông, suối

 
Đây có thể là trường hợp ngoài ý muốn trong hành trình, ví dụ như bạn đi lạc hay con suối cũ nay đã cạn nước ngoài dự tính. Và cũng có rất nhiều cách đế tìm thấy nước trong tự nhiên, nhưng sau đây là 2 cách cơ bản và dễ thực hiện nhất! 
 
 
*** Lấy nước từ nguồn có sẵn trong thực vật 
 
Trong rừng không thể không có cây, hãy tận dụng nó như câu nói "Ông trời không tiệt đường sống của ai bao giờ".
 
                                                                                                                                                                                                                                                                                               Cây dây leo là loại cây chứa nhiều nước và cũng dễ tìm thấy trong rừng. Nước từ các loại dây leo này thường có mùi hơi ngái nhưng hầu hết là tinh khiết và uống được trực tiếp từ thân cây. Một số loại gây ngứa cổ khi uống nhưng hầu hết là không có độc. Cách lấy nước thì cây dây leo cũng tương đối đơn giản. Đầu tiên chặt đứt dây leo ở phần sát mặt đất, sau đó kê mặt vừa chặt vào dụng cú chứa và tiến hành chặt đứt phần trên cao để hở 2 đầu dây. Dốc theo phương thẳng đứng thì nước sẽ chảy vào dụng cụ chứa. 
 
 
Ngoài cây dây leo còn có thể sử dụng các loại cây khác như trong các đốt tre bị kiến đục, cây xương rồng, thân cây chuối,...
 
Nhưng nếu bạn đen đủi đến mức không thấy bất kì loại thực vật nào có thể lấy nước được, không thấy nguồn nước, không ao hồ hay sông suôi, không có sương mù, không có những loài cây quả như kể trên mà chỉ có những cây bụi thấp lè tè không mọng nước. Chẳng còn cách nào khác bạn đành phải vắt nước có lẫn nhựa cây ra để sử dụng nếu không muốn chết. Những cây loại này thì phần mọng nước nhất nằm ở gần rễ. Nghiền rễ của chúng để vắt lấy nước, vì nước này có lẫn nhựa cây nên việc khó uống là tất nhiên, nhưng sinh tồn mà! 
 
 
*** Lấy nước bằng các phương pháp trích từ lá cây
 
Như ta đã biết lá cây chứa một nguồn nước dồi dào và dễ trích xuất dưới tác động nhiệt của ánh sáng mặt trời.
 
Cách 1: Chọn một nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, đồng thời chọn một cành cây có nhiều lá và được chiếu trực tiếp bởi mặt trời. Sử dụng túi ni lông để bọc quanh chùm lá đã chọn, nhớ buộc thật kỹ và cuối cùng là chờ đợi. 
 
 
 
 Cách 2: Vẫn là sử dụng nguồn nước từ lá cây nhưng với một cách làm khác
 
 
Bước 1: Chọn một nơi trống trải có thể nhận được sự chiếu nắng trực tiếp từ mặt trời (nắng gay gắt càng tốt) và đào một cái hố
Bước 2: Đặt dụng cụ chứa nước vào tâm hố, sau đó đặt lá câu xung quanh dụng cụ chứa nước. 
Bước 3. Sử dụng một tấm nylon để phủ lên miệng hố có thể sử dụng tăng dã ngoại), sử dụng đá để cố định tấm nylon, cuối cùng đặt một viên đá nhỏ vào chính giữa tấm nylon sao cho đủ độ trũng để nước có thể chảy vào dụng cụ chứa.
Cuối cùng là chờ một thời gian, kiểm tra và lấy nước.
 
 
***  Trong một vài trường hợp đặc biệt như:
 
 Trời mưa - hay còn gọi là "Trời độ" Trong trường hợp này chỉ cần tận dụng tăng, áo mưa,... để hứng nước, nước có thể được chứa trong túi khô, chai, nồi,... Lưu ý: Nước này cần được lọc lại và khử trùng bằng cách đun sôi trước khi uống.
 
  Trường hợp tận dụng sương lúc sáng sớm và tối khuya. Đây là phương pháp tương đối dễ thử hiện. Đầu tiên dùng một miếng vải thật "sạch" (vì bạn sẽ uống nó nên từ "sạch" thế nào thì tùy bạn định nghĩa). Dùng tấm vải đó quét qua những bụi cỏ, hay tán lá sau đó vắt lấy nước, và tất nhiên phải lọc và đun sôi trước khi uống.
 
 Trường hợp nơi bạn đi là nơi phủ đầy băng tuyết thì không nên vội vàng ăn tuyết bởi ăn trực tiếp tuyết sẽ làm bạn đau họng tăng nguy cơ cảm cúm, đồng thời băng tuyết cũng không thật sự sạch như cái vẻ ngoài trắng tinh khiết của nó. Chính vì thế trong trường hợp thiếu nước giữa cánh đồng tuyết thì đừng vội vàng hãy đun cho tuyết tan ra và sôi lên trước khi uống. Nhưng băng tuyết là ở đâu đó không phải Việt Nam, với địa hình và khí hậu ở Việt Nam thì FanFan mách nước bạn những cách như trên vừa đơn giản, vừa hiệu quả.
 
Chúc bạn có những chuyến đi an toàn đầy trải nghiệm! 

Chưa có sản phẩm