10 bước lên kế hoạch cho một chuyến leo núi trekking
1 & 2: Chọn thời gian và địa điểm
5. Liệt kê những dụng cục cá nhân, món đồ sinh tồn cần thiết và chuẩn bị nón
6. Kiểm tra lại đồ cá nhân, dụng cụ sinh tồn và sắp xếp hành lý
8. Kiểm tra bản đồ và thăm dò nguồn nước
9. Nói với bạn bè hoặc người thân về kế hoạch của bạn
1 & 2: Chọn thời gian và địa điểm
Đi khi nào? Đi đâu? Đi bao nhiêu ngày? đó là câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt ra - Bước đầu tiên trong 10 bước để lên kế hoạch cho chuyến đi của mình!
Việc chọn thời gian và địa điểm thực sự có một chút liên quan.
Thời gian ảnh hưởng đến địa điểm như thế nào? Nếu chỉ rảnh vào một số ngày bất di bất dịch thì nhất định phải chọn địa điểm cho phù hợp với thời gian của mình
Địa điểm ảnh hưởng đến thời gian như thế nào?
Ví dụ địa điểm bạn muốn đi chỉ đẹp vào mùa hè thì nhất định phải chọn thời gian đi trong những tháng hè
Nếu bạn là người mới bắt đầu, cần chọn địa điểm đơn giản, quảng đường di chuyển ngắn phù hợp với kinh nghiệm và sức khỏe, từ đó chọn thời gian đi phù hợp
Hay bạn đã đi nhiều, bạn muốn một thử thách mới -> mạnh dạn chọn ngay cung đường khó hơn để thử thách bản thân
Nói tóm lại việc chọn thời gian và địa điểm có thể diễn ra đồng thời, tùy vào độ linh động về thời gian hay sở thích của bạn.
3. Rủ rê bạn bè
Sau khi lên kế hoạch xong về thời gian và địa điểm là bước "tạo thêm niềm vui trong chuyến đi" - Hãy lôi kéo vài người bạn vào chuyến đi của mình. Nếu bạn có một nhóm bạn yên thích leo núi, còn chần chừ gì nữa hãy nhắn tin ngay cho chúng nó và tiến hành những bước tiếp theo.
Nếu những người bạn ấy chưa từng đi leo núi thì hãy cố gắng lôi kéo họ, nhưng tùy người nhé! Hãy chọn những người có đam mê khám phá, yêu thích thiên nhiên và những trang cảnh hùng vĩ của nó.
Nếu bạn chỉ đam mê loại hình du lịch này một mình thì hãy lên những hội nhóm đam mê leo núi, chia sẻ về chuyến đi của mình để tìm được những người có cùng đam mê! Có thêm bạn mới cũng tốt đúng không?
Kết thúc bước 3, bạn đã có đủ thời gian, địa điểm và một hội đi cùng!
4. Lên kế hoạch di chuyển
Đi trekking leo núi thì chắc chắn là đi bộ rồi, nhưng từ nhà đến điểm tập kết đi bằng phương tiện gì, và quay về nhà bằng gì, bạn sẽ thự hiện điều đó trong bước này.
Có những phương tiện là Máy bay, Tàu hỏa, xe khách và xe máy, bạn cần lựa chọn và phối hợp chúng có được một lộ tuyến nhanh nhất.
Một số lưu ý:
Nếu đi máy bay bạn nên lưu ý khối lượng hành lý xách tay cũng như một số vật dụng quá cỡ cấm mang lên máy bay, dân outdoor mình thì hay có dao, dụng cụ đa năng,... Nếu không nắm rõ những điều này có thể bạn sẽ bị tịch thu một số món có giá trị trong ấm ức.
Nên chọn những lộ trình có thời gian di chuyển ngắn nhất để đảm bảo sức khỏe cho hành trình đi trek
Nếu đi xe máy thì bạn nên đê ý một xíu về những giấy tờ cần thiết, đặc biệt là những giấy tờ liên quan đến xe có hạn sử dụng (Bảo hiểm xe chẳng hạn!)
5. Liệt kê những dụng cục cá nhân, món đồ sinh tồn cần thiết và chuẩn bị nón
Hãy lên một danh sách các món cần thiết và chuẩn bị nó, bạn có thể làm điều này với những người bạn của mình để đảm bảo liệt kê một cách đầy đủ nhất.
Dưới đây là một số món đồ cần thiết và hướng dẫn chọn:
- Balo - Hướng dẫn chọn balo leo núi
- Giày - Hướng dẫn chọn giày trekking
- Lều, tùy thuộc vào bạn đi nhóm bao nhiêu người - Hướng dẫn chọn lều
- Túi ngủ - Hướng dẫn chọn túi ngủ
- Lọc nước
- Một số món đồ sinh tồn cần thiết
- Một số món đồ cần chuẩn bị khác
Sau khi có danh sách, lên kế hoạch đi mua hoặc mượn nó. Bạn hoàn toàn có thể mượn từ bạn bè trekking chuyên nghiệp, hoặc nếu có hứng thú gắng bó lâu dài với thể loại du lịch này bạn hãy đến FanFan để được tư vấn một bộ đầy đủ từ đầu đến chân những thứ cần thiết.
6. Kiểm tra lại đồ cá nhân, dụng cụ sinh tồn và sắp xếp hành lý
Sau khi đã trên tay những món cần thiết, là lúc dùng thử và sắp xếp hành lý!
Bạn đã từng dựng lều chưa, những món như túi nước, balo, giày, hay dao, đánh lửa,... bạn đã sử dụng qua chúng chưa, nếu chưa thì hãy dùng thử ngay từ lúc này, hoặc nếu bạn đọc được bài viết này trước khi mua chúng, hãy nhờ nhân viên tư vấn hướng dẫn cho bạn cách sử dụng, hãy hỏi ngay nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!
Đặc biệt đối với những món như balo và giày thì bạn nên chọn thật kỹ và đi thử để chắc chắn nó phù hợp với mình.
7. Chuẩn bị thức ăn
"Thức ăn" - nghe thật đơn giản như là yếu tố dế gây mâu thuẫn trong suy nghĩ từ khi chuẩn bị. Bởi tâm lý là muốn ăn ngon, muốn mọi thứ phải chỉnh chu nhưng việc chuẩn bị cho một bữa ăn đã không đơn giản mà đây còn phải mang theo trên cả một đoạn đường dài.
Những thứ thường được nghĩ tới như lương khô, mì gói và socola - Đó là những món phổ biến nhưng nếu chỉ có nhiêu đó thì hơi thiếu nhỉ? - Đơn giản nhất là một bữa tiệc nướng buổi tối, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa dễ thực hiện.
Ngoài ra thì cần thêm một số thức ăn để bổ sung năng lượng trên đường đi như là Gel bổ sung năng lượng, thức uống bù điện giải,... Nhưng lưu ý là nên đem vừa đủ thôi nhé, tránh mang nhiều quá rồi lại đem về, làm nặng balo mà lại không sử dụng.
8. Kiểm tra bản đồ và thăm dò nguồn nước
Vì nước uống là một yếu tố quan trọng nhất định phải đủ nên yếu tố này được tách ra làm một bước riêng biệt. Có thể khi tìm địa điểm bạn đã tìm luôn bản đồ hay tracklog của nơi đó. Tuy nhiên để chắc chắn hãy tìm hiểu trước, hỏi những người có kinh nghiệm để biết được nơi đó có điểm tiếp nước không, nếu có thì đó là gì, sông, suối hay chỉ là điểm có thể có nước. Nếu có người vừa từ đó về và chắc chắc với bạn là "tui vừa lọc nước ở đó để uống" thì bạn có thể yên tâm mang theo lọc nước và một lượng nước vừa đủ để đến điểm đó.
Tuy nhiên nếu không có gì chắc chắn, không có điểm tiếp nước thì bạn nên mang nước cho đủ chuyến đi.
Hoặc bạn có thể nghĩ đến việc tìm tour, hay thuê người dẫn đường, người dân địa phương vận chuyển nước và một số vật dụng không cần thiết khi di chuyển đến điểm hạ trại, trường hợp này thì việc đi trekking sẽ trở nên hết sức đơn giản!
9. Nói với bạn bè hoặc người thân về kế hoạch của bạn
Bước này đơn giản nhưng nhất định phải làm. Đó là những bước cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu, và cũng không kém phần quan trọng với những lão làng.
Nơi bạn sắp đi tuyệt đối không có sóng điện thoại, tất nhiên không có sóng wifi, nếu có thì chỉ có sóng biển nhưng nó thì không giúp bạn liên hệ được với người thân rồi. Nếu không biết bạn đi đâu, có thể người thân, bạn bè sẽ cuống cuồng lên nếu không liên hệ được với bạn.
Trong trường hợp xấu hơn, nếu nắm được lịch trình đi về của bạn, đến ngày về bạn chưa có mặt ở nhà (Vì lý do ngoài ý muốn gì đó) thì người thân, bạn bè sẽ can dự kịp thời để hạn chế tối thiểu rủi ro.
10. Kiểm tra thời tiết
Khi bước kiểm tra thời tiết ở cuối cùng thì tất cả những gì bạn có thể làm là biết và đưa ra biện pháp để chống "trị thời tiết".
Nếu đó là một ngày nắng, hãy chuẩn bị thêm nó, khăn, đồ uống bù khoáng hay đơn giản như là nước đá!
Nếu đó là một ngày mưa thì chần chừ gì nữa mà không xếp ngay bộ áo mưa vào balo, nhớ là dùng loại áo mưa đi trek ấy nhé!
Xem dự báo thời tiết thấy mình đi biển mà bão sắp đỗ bộ thì mạnh dạn hủy tour chờ thời cơ khác.
Nói chung là kiểm tra thời tiết rồi tùy cơ ứng biến để đảm bảo hoàn thành xuất sắc chuyến đi nhé!
Tới đây thì 10 bước đã xong, bạn đã đọc sơ qua rồi, bây giờ hãy lấy giấy bút ra, liệt kê ngay những chuyện cần làm và bắt đầu lên kế hoạch thôi!