Kinh nghiệm Outdoor

Kỹ năng cần có của 1 người dẫn đoàn leo núi - Hiking leader

  1. Sự chuẩn bị chu đáo là nền tảng của chuyến đi
  2. Tinh thần đồng đội là sức mạnh lớn nhất
  3. Thích nghi và đối diện nỗi sợ để chinh phục những điều bất ngờ
  4. Quyết tâm và ý chí là mấu chốt của thành công
  5. Thành công là hành trình không phải điểm đến
  6. Đút kết những kỹ năng cần có của Leader hay khả năng Leadership


1. Sự chuẩn bị chu đáo là nền tảng của chuyến đi

Sẽ không có một chuyến đi thành công, thuận lợi nếu sự chuẩn bị quá sơ sài. Vì vậy có thể nói nền tảng của một chuyến leo núi, trekking là sự chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ về mọi mặt như là thể chất, tinh thần, công cụ, kỹ năng, phương tiện, và cả kế hoạch dự phòng.
Sự chuẩn bị là rất quan trọng, Leader có nhiệm vụ cùng với mọi người lên kế hoạch chuẩn bị mọi thứ, hướng dẫn các thành viên chuẩn bị tốt nhất trong khả năng của họ. 
Một Leader phải có đủ sức khỏe, thể lực để đón nhận thử thách, và để làm gương, làm chỗ dựa cho những thành viên khác. Không những phải tự rèn luyện sức khỏe mà Leader cần động viên, hướng dẫn các thành viên luyện tập. 
Việc chuẩn bị kế hoạch dự phòng là thật sự cần thiết, ví dụ như kế hoạch dự phòng về thời gian, địa điểm. Việc thất bại của một Leader không phải là mọi chuyện diễn ra không như dự tính, mà là không có kế hoạch dự phòng để kịp thời xử lý.

2. Tinh thần đồng đội là sức mạnh lớn nhất

Một tập thể, một team leo núi - Có thể bạn là đồng nghiệp, bạn bè, có thể các bạn chưa từng biết nhau trước đó, vì book tour mà đi chung. Nhưng khi leo núi, các bạn gọi nhau là đồng đội - các bạn sắp có cùng nhau những kỷ niệm, những trải nghiệm rất đặc biệt. Đó là những người hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để chuyến đi thêm phần thuận lợi, về đích thành công. 
Hãy bắt đầu từ việc bắt chuyện và thảo luận về chuyến đi, qua đó tìm hiểu tính cách và ưu điểm của mỗi người, xây dựng một tập thể với tinh thần đồng đội cao, phối hợp ăn ý và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ - Leader sẽ kết nối và tinh thần Leadership trong mỗi người sẽ thôi thúc bạn làm việc này.
Có thể nói bên cạnh ý chí thì điều khiến chúng ta tiếp tục vượt qua những hành trình khắc nghiệt, địa hình đầy thử thách và những hạn chế về thể chất của chính mình là cách chúng ta quan tâm đến nhau.
Với mục tiêu và phương châm: Không một ai bị bỏ lại phía sau. Hãy gắng bó, động viên và nâng cao tinh thần nhau. Lạ lạ thì hỏi "bạn có ổn không?" quen thân rồi thì "nhanh lên, nặng quá thì đưa tui mang phụ cho". Từng câu, từng chữ, từng hành động của mọi người trong đoàn đều là những kỷ niệm cực kỳ đáng nhớ. 
Khi cùng nhau, chúng ta đã có thể đạt được những điều lớn lao hơn rất nhiều khi làm một mình. Nhiệm vụ khó khăn sẽ không hoàn thành, và chuyến đi sẽ không bao giờ đến đích nếu không có tinh thần đồng đội.
Là một Leader, đôi khi tinh thần đồng đội còn có nghĩa là đặt lợi ích của người khác lợi ích của tập thể lên trước lợi ích của bản thân. Điều này thể hiện vai trò lãnh đạo - vốn là chìa khóa để xây dựng tập thể đoàn kết, mạnh mẽ.

3. Thích nghi và đối diện nỗi sợ để chinh phục những điều bất ngờ

Dù đã cố gắng để chuẩn bị tốt nhất có thể, nhưng việc có sự cố làm kế hoạch bị lệch đi, những sự cố vẫn luôn có khả năng xảy ra trong những hành trình leo núi, trekking. 
Có thể vài thành viên nào đó trong đoàn sẽ đối mặt với những thử thách "bất ngờ" ví dụ như chứng sợ độ cao, tự nhiên đứt giày, hay gặp phải chấn thương như là phồng rộp, bị con gì cắn, bị chấn thương chân,... hoặc đơn giản hơn là bị vắt cắn - đối với những lão làng thì nó khá bình thường, nhưng đối với những bạn mới thì Leader cần hướng dẫn cách xử lý và đôi khi phải động viên các bạn vượt qua cú cắn đầu đời này. 
Hoặc vào 1 ngày mưa, đường đi bị chặn, việc có một kế hoạch B về hướng di chuyển khác là việc Leader phải chuẩn bị từ trước. Hoặc dựa vào kinh nghiệm dẫn đoàn đi một hướng khác với nhiều điều bất ngờ, bất ngờ tích cực nhé! Thật sự không khuyến khích những ngẫu hứng bất ngờ, nhưng cuộc sống mà, đâu ai biết trước được những bứt phá này. Để thực hiện được điều này Leader cần có đủ kinh nghiệm, khả năng đánh giá tình hình, sự linh hoạt, nhanh nhẹn, và khả năng thích ứng cao.

4. Quyết tâm và ý chí là mấu chốt của thành công

Không thể phủ định sức mạnh của sự quyết tâm và ý chí trong những hành trình leo núi, trekking, hay nói đúng hơn là những chuyến "hành xác đầy kỷ niệm".
Những sự cố, khó khăn bạn có thể gặp trên đường đi là  thời tiết lạnh lạnh kết hợp trời mưa, nhưng có khi nắng nổ não, đó là những chấn thương bất ngờ, địa hình sườn núi không bằng phẳng hay những đoạn đường trơn trượt, đôi khi là sỏi đá sơ ý là ngã ngay, hay là nỗi sợ kiệt sức khi đoạn đường đang còn dang dở. Những lúc này chỉ có sức mạnh của quyết tâm, của ý chí là thứ thôi thúc bạn tiếp tục hành trình. 
Là một Leader, bạn cần hiểu nổi sự chỉ là cảm giác thôi, hành trình trước mắt mới là thật. Không đưa được đoạn về đích mới thật sự đáng sợ. Nên hãy động viên, tiếp lửa ý chí cho mọi người -  tất nhiên là ý chí trong mỗi người, Leader là người vực dậy nó thôi, ví dụ như bằng câu nói "sắp tới rồi, qua con dốc này thôi".
Khi về đến đích, sẽ không ít bạn đặt câu hỏi "sao về được hay ta" - vâng, đó là sức mạnh của quyết tâm và ý chí.

5. Thành công là hành trình không phải điểm đến

"Thành công không phải là đích đến, mà là hành trình chúng ta đang đi" - Câu này chắc các bạn nghe nhiều rồi, nhưng nó đúng mà. Trong một chuyến trekking, về đến đích là thành công - tất nhiên. Nhưng cái thành công lớn hơn lại không nằm ở đó, nó nằm ở cái cách mà chúng ta đã làm để chinh phục điểm đến kia.

  • Quyết định đi du lịch bằng hình thức leo núi - có thể là do ham vui nhưng bạn đã thành công ở bước đầu tiên. 
  • Kết nối được với mọi người, có được những người bạn mới, gắng kết những tình cảm cũ là thành công thứ 2.
  • Vượt qua nỗi sợ, chiến thắng bản thân, vực dậy sức mạnh ý chí, bức phá giới hạn bản thân là thành công tiếp theo.
  • Nhìn ngắm thiên nhiên, tận hưởng thiên nhiên từ những điều nhỏ nhất, ngay cả con kiến bò thôi bạn cũng sẽ thấy thú vị - đó cũng là thành công.
  • Thành công khi ghi lại những bức hình đẹp, có được những miền ký ức đáng nhớ, nơi mà nghĩ tới nó bạn cứ tủm tìm cười và tất nhiên là khó mà quên được. 

Những thành công nhỏ nhỏ, góp lại thành một cục thành công to bự. Và thành công của Leader là đem lại được những thành công cho mọi người, được chứng kiến nó là một thành quả mà bất kỳ Leader nào cũng mong đợi.

 

6. Đút kết những kỹ năng cần có của Leader hay khả năng Leadership

Từ những điểm mấu chốt trên, có thể rút ra những kỹ năng cần có của một Leader hay khả năng Leadership bao gồm:

  • Khả năng tạo sự ảnh hưởng: Để có sức ảnh hưởng với mọi người đầu tiên phải xây dựng mối quan hệ và làm quen. Nhưng điểm mấu chốt là bạn phải chứng minh được khả năng, có được niềm tin của mọi người qua hành động và kết quả của  hành động.
  • Khả năng nhận thức - đánh giá và xử lý: Nhận thức ở đây có nhiều góc nhìn, leader phải nhìn ra được khả năng của các thành viên, tinh tế nhận ra vấn đề trong đoàn nếu có. Nhận thức ở đây còn là nhìn nhận và đánh giá tình hình chuyến đi để đưa ra những quyết định phù hợp. 
  • Khả năng giao tiếp - kết nối: Leader mà chỉ im im đi là không được rồi. Để có một chuyến đi vui vẻ thì không phải một mình leader có thể tạo ra, nhưng leader có thể truyền cảm hứng, kết nối với mọi người để mọi người mở lòng hơn. Bởi đối với những đoàn mà thành viên không quen nhau thì sẽ hơi khó để bắt chuyện đối với một số thành viên.
  • Quyết tâm và ý chí: Như đã nói ở trên vai trò của sức mạnh ý chí, đối với Leader thì sức mạnh này cần được bộc phát rõ ràng, mạnh mẽ hơn.
  • Năng lực thể hiện qua hành vi: Bạn là một Leader có tư tưởng, có mục đích và những suy nghĩ rõ ràng. Nhưng suy nghĩ thôi chưa đủ, bạn cần có năng lực thể hiện hành vi để hành động và tư tưởng nhất quán. Có thể bạn nghĩ tốt, nhưng thể hiện qua hành vi không tốt thì kết quả sẽ không tốt như mong đợi.
  • Sự kiên nhẫn và lòng khoan dung: Đi leo núi cũng có thành viên “this” thành viên “that”, hay tình huống “này”, sự số “kia”. Nên sự kiên nhẫn và khoan dung là vũ khí tiếp theo cho một Leader thành công.
  • Sự quan tâm, chăm sóc mọi người xung quanh: Nằm ở gần cuối nhưng đây là yếu tố ăn sâu vào máu của những Leader, có thể họ không biểu hiện nhưng họ luôn đặt lợi ích của thành viên, lợi ích của đoàn lên trên lợi ích bản thân, quan sát và xuất hiện để giúp đỡ ngay khi người khác cần.
  • Tính tổ chức và kỷ luật: Nảy giờ toàn hiền hiền, nhưng leader không dễ dãi đâu, phải nghiêm một tí để mọi thứ còn vào nề nếp, quán triệt để hạn chế rủi ro.

 

Đó là những yếu tố cần của của 1 Leader siêu xin, bạn là Leader nhưng không đủ những yếu tố trên, không có gì phải suy nghĩ cả - đủ hết thì hoàn hảo quá rồi.
Nhưng bạn có ngại để trở thành một Leader hoàn hảo không?

Chưa có sản phẩm