Bảo quản - cất giữ túi ngủ đúng cách
Cho dù túi ngủ của bạn là từ vật liệu gì đi nữa thì nếu bạn giữ nó sạch sẽ, khô ráo thì đều sẽ kéo dài thời gian sử dụng của nó. Vậy làm sao để đáp ứng được 2 yếu tố trên, hãy tìm hiểu:
1. Sử dụng túi ngủ với bộ quần áo sạch
Ngay khi bạn đang rất mệt mỏi sau chuyến đi thì cũng hãy vệ sinh cá nhân và thay một bộ áo quần sạch trước khi chui vào túi ngủ. Vì khi đi, cơ thể bạn sẽ đổ mồ hôi cùng với bụi bẩn trên đường. Chưa kể đến chuyện túi ngủ sẽ bị dơ và có mùi thì việc đi vào giấc ngủ với bộ đồ đầy mồ hôi đã là chuyện không thể.
Xem xét sử dụng miếng lót trong túi ngủ. Đó là một lớp mỏng có hình dáng như chiếc túi ngủ của bạn, sử dụng để lót bên trong túi ngủ nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp của cơ thể với túi ngủ. Lý do sử dụng phụ kiện này là vì nó dễ giặt, dễ vệ sinh hơn túi ngủ.
Sử dụng chiếu cách nhiệt (Hoặc gì đó tương tự) lót dưới túi ngủ nếu bạn ngủ ngoài trời. Tốt nhất bạn nên dùng nệm hơi hoặc chiếu cách nhiệt có chống thấm nhằm mục đích ngăn hơi đất đồng thời bảo vệ túi ngủ của bạn.
Sử dụng khóa kéo đúng cách. Túi ngủ được làm từ vật liệu dày nên khi thực hiện kéo dây kéo sẽ dễ gặp tình trạng kẹt vải vào dây kéo, nhẹ thì có thể gỡ ra được, nặng thì có nguy cơ rách túi ngủ. Chính vì thế hãy cẩn thận khi kéo dây kéo, mẹo là bạn hãy đặt 1 ngón tay vào trong, rồi từ từ kéo thì đảm bảo sẽ không có vấn đề gì sảy ra.
Khi xếp túi ngủ cho vào túi nén, hãy đảm bảo túi ngủ của bạn khô ráo trước khi xếp vào nhé!
2. Xếp và cất túi ngủ đúng cách
Xếp túi ngủ:
Những túi ngủ dùng cho cắm trại, dã ngoại thường có đi kèm túi nén để dễ dàng mang theo, đặc biệt là những chuyến trekking, leo núi.
Trước khi xếp túi ngủ hãy rũ sạch bụi bên trong và bên ngoài túi ngủ, nếu bạn dùng sleeping bà liner thì nhớ lấy nó ra nhé!
- Xếp và cuốn túi ngủ theo chiều dọc, nên cuốn về phía đầu túi ngủ để đảm bảo giải phóng hết khí bên trong ra ngoài. Đặc biệt đối với những túi ngủ chống thấm thì vừa cuốn vừa ép khí bên trong ra để đảm bảo kích thước xếp gọn nhất.
- Nới lỏng các dây của túi nén (Nếu có) để dễ dàng bỏ túi ngủ vào trong hơn
- Cho túi ngủ vào túi và nén lại theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên khi về đến nhà bạn nên nới các đai nén để túi ngủ trở về trạng thái bình thường vì nếu nén trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến lớp bông giữ ấm bên trong túi ngủ
Lưu ý túi nén thường chỉ trượt nước mà không chống thấm. Tốt nhất bạn nên tự trang bị phụ kiện chống thấm cho balo hoặc riêng cho túi ngủ - Đảm bảo túi ngủ không ướt vì mưa lỡ balo có vô tình rơi xuống suối cũng không bị ướt túi ngủ.
Vì sao nén túi ngủ trong một thời gian dài sẽ làm giảm hiệu quả giữ nhiệt của túi ngủ?
Lớp giữ nhiệt bên trong túi ngủ giúp bạn luôn được ấm áp. Cả hai vật liệu: lông vũ và sợi tổng hợp cần được phồng từ trong ra ngoài. Như vậy sẽ tạo ra không khí trong lớp cách nhiệt. Nhờ vậy mới giữ nhiệt cơ thể tốt hơn, giúp bạn được ấm áp trong khi ngủ.
Nếu bạn đặt túi ngủ xuống mà không có miếng đệm ngủ bên dưới và sau đó trượt mình vào bên trong, bạn sẽ cảm thấy rằng đáy túi rất lạnh. Đó là vì lớp giữ nhiệt bị nén bởi trọng lượng của bạn và không có không khí bên trong.
Cả hai vật liệu tổng hợp và lông vũ đều có khả năng tự phồng sau khi được nén. Nhưng cũng có một giới hạn trong khả năng phục hồi độ phồng của chúng. Nếu bạn để túi ở trạng thái nén (bên trong túi đựng của túi ngủ) trong vài tháng, túi của bạn sẽ mất khả năng phục hồi và khả năng tự phồng. Vật liệu tổng hợp có xu hướng tổn hại nhiều hơn so với lông vũ, nhưng cả hai loại đều sẽ bị ảnh hưởng.
Cất túi ngủ
Cất giữ thế nào để túi ngủ có tuổi thọ sử dụng lâu nhất?
Kết thúc chuyến đi, sau một ngày nghĩ ngơi cũng là lúc bạn sắp xếp lại hành lý. Đối với túi ngủ, việc giặt và phơi là rất khó khăn nên không nhất thiết phải thực hiện sau mỗi chuyến đi, có thể thực hiện vào túi mùa nếu bạn dùng miếng lót, hoặc sau 3-4 chuyến đi sẽ giặt 1 lần.
Sau chuyến đi, hãy mở túi ngủ ra phơi để đảm bảo nó khô hoàn toàn. Nếu cần thiết hãy rũ thêm 1 lần nữa để đảm bảo sạch bụi và cát. Đối với túi ngủ chống thấm bạn có thể dùng khăn ướt lau qua mặt ngoài. Sau đó để khô và nếu có thể bạn nên cho túi ngủ8 và túi nén vào một chiếc túi lớn để cất giữ là tốt nhất, tuy nhiên nếu không có túi lớn thì bạn có thể cất vào túi nén - Lưu ý khi cất ở nhà thì không cần nén nhé!
Cách làm khô túi ngủ:
Loại bỏ ẩm và mốc trong túi. Có thể mốc bạn không nhìn thấy nhưng biết đâu nó vẫn đang bám trên thành túi ngủ, để lâu sẽ tạo mùi khó chịu. VÌ vậy hãy làm khô túi ngủ trước khi cất giữ. Cách đơn giản nhất là treo túi ngủ lên xào, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào (ánh sáng thôi, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhé). Để khoảng 4-5 giờ là ổn.
Nên cất túi ở đâu:
- Sau khi cho túi ngủ vào một chiếc túi to và thoáng khí, bạn có thể cất nó ở bất kỳ đâu trong nhà đáp ứng được các yêu cầu sau
- Có thể kiểm soát được độ ẩm - luôn khô thoáng
- Không quá nóng và không bị dột mưa
- Không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ánh sáng mặt trời
- Không quá nóng (Như cốp xe,...)
Ví dụ như tủ áo quần hay nơi nào đó tương tự là một ý tưởng không tồi!
3. Giặt và phơi túi ngủ đúng cách
Một chiếc túi ngủ sạch sẽ, thơm tho cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho chuyến đi của bạn. Bạn có thể chi tiền để đem nó đi giặt sấy, nhưng chắc gì nhân viên ở tiệm giặt sấy sẽ giặt đúng cách, vì vậy tốt nhất hãy tự giặt túi ngủ tại nhà, bằng tay hoặc máy.
Túi ngủ giặt tay hay giặt máy?
Câu trả lời là tùy vào túi ngủ và hướng dẫn sử dụng của chúng. Bạn có thể tìm HDSD bên trên túi ngủ, hoặc hãy nhớ lại xem khi mua hàng nhân viên có lưu ý cho mình không, nếu không nhớ rõ hãy truy cập website để tìm hiểu hướng dẫn giặt sản phẩm
Tất nhiên trước khi giặt hãy giũ sạch bụi bám trên túi ngủ một lần nữa.
Tiếp đó chuẩn bị một chậu xà phòng có hàm lượng chất rửa thấp, tốt nhất có thể sử dụng dầu gội hoặc sửa tắm để giặt túi ngủ. Sau khi giặt bạn có thể dùng mát sấy để hong khô hoặc phơi khô bằng ánh sáng mặt trời. Nếu bạn giặt tay thì nên vắt ráo nước rồi mới phơi nhé!
Điều không nên làm:
- Không nên giặt máy nếu sản phẩm chỉ định giặt tay
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh như xà phòng giặt máy hay thuốc tẩy trắng vì nó có thể làm hỏng lớn chống thấm
- Không nên phơi mặt chống thấm lâu dưới điều kiện nắng gắt
Xem thêm cụ thể cách giặt túi ngủ bằng tay, dặt máy hay sấy túi ngủ.