Mẹo phơi giày nhanh khô khi đi leo núi - trekking
- Những lý do gây ướt giày - Phơi khô giày có quan trọng không?
- Mẹo phơi giày nhanh khô khi đi leo núi - trekking
- Một số lưu ý khác
1. Những lý do gây ướt giày - Phơi khô giày có quan trọng không?
Việc ước giày khi đi leo núi - trekking thường đến từ 2 nguyên nhân chính, 1 là do trời mưa, 2 là do lội sông, lội suối dẫn đến ướt giày. Đây là 2 lý do phổ biến nhất, ngoài ra còn một số lý do như là để giày ngoài trời buổi đêm bị sương làm ướt, những nơi có độ ẩm cao, thời tiết ẩm ướt cũng là 1 nguyên nhân làm giày của bạn không được khô ráo khi đi trekking. Hoặc xui hơn là uống nước và vô tình bị đổ vào giày. Cho dù là lý do nào, khách quan hay chủ quan thì bạn cũng cần làm khô đôi giày trước khi tiếp tục hành trình.
Bạn nên làm khô giày vì một số lý do sao:
- Một đôi giày ướt sẽ trở nên nặng hơn, khó di chuyển.
- Giày ướt sẽ tăng ma sát, dễ dẫn đến phồng rộp
- Giày ướt tạo môi trường thuận lợi co vi khuẩn phát triển, dẫn đến hôi giày hoặc nhiễm trùng 1 số vết thương hở (nếu có)
- Giày ướt gây cảm giác khó chịu chân, cảm giác chân không tốt dễ mắc sai lầm và gây ra chấn thương.
Giày leo núi có nhiều loại, giày leo núi thường, giày leo núi nhanh khô và giày leo núi - trekking chống thấm. (Nếu bạn chưa biết chọn giày leo núi thể nào thì tham khảo bài viết hướng dẫn chọn giày nhé!)
Nếu là giày nhanh khô thì bạn sẽ đỡ tốn công hơn trong khâu phơi khô này - như chính cái tên của nó.
Đối với giày thường và giày chống thấm thì công cuộc phơi khô giày có phần vất vả hơn, bởi loại giày này được làm thành từ nhiều lớp, có đặc tính đặc biệt nên khó phơi khô hơn.
2. Mẹo phơi giày nhanh khô khi đi leo núi - trekking
Đầu tiên nếu giày của bạn vừa ướt lại vừa dơ do bùn đất thì nên làm sạch vết bùn đất trước khi tiến hành làm khô chúng. Để phơi khô giày nhanh khi đi leo núi, trekking, ta có những cách sau:
1. Chia giày ra thành nhiều bộ phận khác nhau để phơi
Bạn có thể bóc tách đôi giày của bạn ra thành nhiều bộ phận như dây giày, đế lót, giày,... việc này làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, đẩy nhanh quá trình làm khô giày.
Trước khi phơi giày hãy vắt nước ra trong khả năng bạn có thể nhé.
Cách này sử dụng được cho tất cả các loại giày, nhưng thường sử dụng trong những ngày khô, thời tiết nắng nóng, dễ phơi khô giày ở ngay điều kiện thường. Hoặc giày của bạn là một đôi giày thoát nước, vô cùng dễ khô.
2. Phơi giày gần lửa trại
Bạn có thể đang nghĩ: Vật gì ướt để gần lửa trại nó chẳng khô? Đúng vậy, lửa sẽ làm khô giày nhưng sức nóng của lửa có thể làm ảnh hưởng đến giày, nếu giày của bạn là giày da, da lộn hay một chất liệu nào có dễ bắt lửa hay chịu nhiệt kém thì việc để quá gần đống lửa sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến giày, thậm chí là làm hư giày.
Tuy vậy thì sức nóng của lửa cũng là biện pháp hiệu quả làm khô giày trong những chuyến leo núi, trekking. Trong trường hợp này thì chìa khóa quan trọng là khoảng cách giữa giày và đống lửa.
Xác định khoảng cách phù hợp 1 cách tương đối bằng cách sau: Đầu tiên đặt tay bạn ở một vị trí đủ xa, nơi không cảm nhận được hơi nóng của, sau đó dần dần tiến về phía đống lửa đến khi nào tay bạn cảm nhận được sự ấm của đống lửa (ấm thôi nhé).
Khi đã xác định được khoảng cách phù hợp, bạn cần chọn 1 góc giày phù hợp để tốc độ khô giày nhanh nhất. Sau vài lần thử thì mình rút ra được góc nhanh khô nhất là góc nghiêng khoảng 45 độ, sao cho phần miệng giày hướng nhiều nhất về phía đống lửa.
Cách này sử dụng được cho hầu hết những loại giày, nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng với những đôi giày có thành phần làm từ da.
Đặc biệt hữu ích đối với những đôi giày chống thấm nhưng như đã nói ở trên thì nên chú ý đến khoảng cách nhé!
3.. Sử dụng vật liệu hút ẩm
Nếu không tiện để nhóm lửa, mà phơi một cách bình thường thì không thể khô giày kịp cho ngày mai. Bạn có thể sử dụng những vật dụng hút nước, hút ẩm hiệu quả để lấy nước trong giày ra nhanh chóng. Đó có thể là khăn khô, hoặc giấy báo, giấy khô thấm hút tốt.
Đầu tiên bạn vắt nước trong đôi giày ra, hãy cố gắng vắt khô nhất có thể trong khả năng của bạn. sau đó nhét giấy báo (sử dụng báo hoặc giấy khô, vò nát) hoặc khăn khô vào bên trong đôi giày, chú ý nhét vào sao cho phần giấy báo tiếp xúc với vải giày nhiều nhất có thể để chúng hút nước từ đôi giày hiệu quả nhất. Sau khi nhét vào bạn đợi 1 thời gian sau, khi giấy hay khăn bên trong đã ướt thì lấy ra và thay giấy khác vào, hoặc nếu bạn không có giấy để thay thì có thể vắt khô giấy cũ hoặc khăn, để ráo rồi lại nhét vào bên trong giày.
Rất khó để giày khô hoàn toàn 100%, nhưng giày sẽ ráo nước và có thể sử dụng được tiếp tục trong chuyến đi với cách làm khô này.
Mách nhỏ: Những miếng giấy lót giày sẽ rất hữu dụng trong việc làm khô giày, mua giày mới về đừng vội vứt chúng đi mà hãy giữ lại cho những trường hợp như thế này nhé! Cách này thường áp dụng với những đôi giày chống thấm, giày cổ lửng hoặc cao, hay những đôi giày có lớp vải dày, khó khô và khó vắt nước.
4. Sử dụng miếng làm ấm tay, làm ấm chân hoặc đá nóng để hong khô giày
Việc sử dụng miếng làm ấm tay, miếng làm ấm chân dựa trên phương pháp nhiệt từ bên trong để làm khô giày. Cách làm đơn giản đầu tiên cũng vắt khô nước nhất có thể, sau đó đặt miếng làm ấm tay, làm ấm chân đã được bóc chân không vào bên trong đôi giày.
Những miếng làm ấm này sẽ có nhiệt độ từ 58 - 70 độ C, mức nhiệt này đủ để hong khô giày sau 1 đêm và đảm bảo bạn sẽ có giày mang vào sáng hôm sau, nhưng lại không làm ảnh hưởng nhiều đến những loại giày có chất liệu nhạy cảm.
Như phương pháp sử dụng giấy hay khăn để làm khô giày thì việc sử dụng miếng làm ấm tay để hong khô giày cũng thường được sử dụng với giày chống thấm, hay những đôi giày có lớp vải dày.
Ngoài ra còn sử có thể sử dụng đá nóng để làm khô giày, cụ thể như sau:
- Đầu tiên chọn vài viên đá có thể bỏ vừa vào giày, rửa sạch là đun nóng với nước hoặc để quanh đống lửa để đá nóng lên.
- Khi nước sôi dùng cây gắp đá nóng ra bỏ vào giày hoặc bỏ vào tất rồi sau đó bỏ tất chứa đá nóng vào giày để bắt đầu quá trình hong khô giày.
3. Một số lưu ý khác
- Đừng quên để giày của bạn bên dưới tăng, hoặc bên trong hiên lều nhằm đảm bảo giày không bị sương làm ướt thêm bởi sương ban đêm.
- Hãy mang dư vài đôi tất dự phòng, để lỡ nếu sáng hôm sau giày không không kịp thi khi tất ướt bạn có thể thay để giảm nguy cơ phồng rộp.
- Có thể sử dụng kế hợp những cách trên để đôi giày trekking của bạn khô nhanh nhất.
- Nên chọn một đôi giày phù hợp với chuyến đi của mình, Ví dụ: nếu địa hình có suối, hãy chọn một đôi giày thoát nước nhanh khô thay vì cổ thấp chống thấm. Tham khảo thêm cách chọn giày cho trekking, leo núi.
- Silicagel (Túi hút ẩm) cũng có khả năng hút ẩm bên trong giày giúp giày khô nhanh hơn, cách sử dụng tương tự như giấy báo.
- Đừng quên vắt nước trong giày ra trước khi phơi hay áp dụng những phương thức trên.
- Vào những ngày ẩm ướt thì treo đôi giày lên hoặc úp ngược nó sẽ làm cho giày khô nhanh hơn.